Đột phá từ tỉnh “3 không”

Lượt xem:

Đọc bài viết

 

Một lớp học khang trang của tỉnh Đắk Nông

Một lớp học khang trang của tỉnh Đắk Nông

Cách đây 3 năm, trong một hội nghị giáo dục Tây Nguyên, Đắc Nông được xem là một tỉnh “3 không”, đó là: Không có trường chuyên, không trường cao đẳng, không có Trung tâm GDTX tỉnh.

Nhưng, đến nay tỉnh này đã xây dựng trường THPT chuyên (đi vào hoạt động năm 2013); có Trung tâm GDTX tỉnh; đang đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng cộng đồng, trường nuôi dạy trẻ khuyết tật và Trung tâm Tin học – Ngoại ngữ.

Năm học này, Đăk Nông được công nhận là đơn vị xuất sắc không chỉ một lĩnh vực công tác, nhưng với Giám đốc Sở GD&ĐT Đăk Nông, ông Trương Anh, thì việc hoàn thiện hệ thống trường lớp là một thành quả nổi bật, đáng tự hào.

vnn

Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục và Thời đại, Giám đốc Trương Anh (ảnh) cho biết:

Từ 174 cơ sở giáo dục từ ngày đầu thành lập, sau 10 năm, số lượng trường học tại tỉnh Đăk Nông đã tăng đến con số 356. Trong điều kiện khó khăn như hiện nay, đó là cả sự nỗ lực, cố gắng không hề nhỏ.

10 năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự chung tay chăm sóc của nhân dân, phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực sáng tạo vươn lên của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và đông đảo các thế hệ học sinh, sự nghiệp giáo dục Đăk Nông đã đạt được những thành tựu quan trọng. Trong đó, nổi bật nhất là quy mô giáo dục tăng trưởng mạnh, mạng lưới cơ sở giáo dục được mở rộng. 

Ngày đầu thành lập, tỉnh Đăk Nông chỉ có 174 cơ sở giáo dục. Sau 10 năm, thực hiện đồng bộ các giải pháp quy hoạch hệ thống, thành lập mới, điều chỉnh và bố trí các điểm trường, cấp học, đến nay, hệ thống trường học của tỉnh được mở rộng tương đối hợp lý; cùng với hệ thống trường công lập, hệ thống trường ngoài công lập được hình thành (14,3% trường mầm non) đã đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân.

Cụ thể, đến hết năm học 2013 – 2014, toàn tỉnh có 356 cơ sở giáo dục (tăng 204,6% so với năm học 2003 – 2004); với 145.471 học sinh (tăng 138,5% so với năm học 2003 – 2004). Toàn ngành hiện có 5.093 phòng học (tăng 183% so với năm học 2003 – 2004).

Riêng khối nội trú học sinh dân tộc, Đắc Nông đã có 5/8 trường phổ thông dân tộc nội trú huyên có cấp THPT.

Quán triệt sâu sắc quan điểm “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”, chính quyền và nhân dân đã tích cực huy động các nguồn lực, kết hợp linh hoạt các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thu hẹp tình trạng phòng học tạm bợ, duy tu sử dụng 53,2% phòng học bán kiên cố, tăng dần số lượng phòng học kiên cố trên 41,3%.

2232

Sau 10 năm, hầu hết các trường học phổ thông, TTGDTX đã có đủ diện tích, khuôn viên trường học tương đối khang trang; bình quân mỗi lớp có trên 0,8 phòng học; nhiều trường mầm non, tiểu học đã có đủ cơ sơ vật chất để tổ chức học bán trú; 96% các trường trung học phổ thông từng bước được đầu tư chuẩn hoá và hiện đại các phòng học bộ môn; 100% trường học các cấp học có phòng vi tính hoặc máy vi tính được nối mạng phục vụ tốt công tác quản lý và dạy học,… Đến nay, toàn tỉnh đã có 69 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 18,7%).

Ngoài ra, khi hệ thống trường lớp phát triển nhanh, kéo theo sự tăng nhanh việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhà công vụ, nhà ở nội trú cho học sinh, cũng như số lượng giáo viên cũng tăng nhanh.

Toàn tỉnh hiện nay có 8.229 giáo viên đứng lớp (tăng 181,5% so với năm học 2003-2004); với 99,6% giáo viên đạt chuẩn và 47,4% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.

Những yếu tố nào giúp một tỉnh mới thành lập và còn nhiều khó khăn như Đắk Nông đạt được những kết quả như vậy, thưa ông?

– Những kết quả mà ngành GD&ĐT Đắk Nông đạt được, trước hết bởi có dự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Bộ GD&ĐT và cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. 

Ngành Giáo dục kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương những nội dung thiết thực, phù hơp, thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục.

Bên cạnh đó, phải nói đến thuận lợi là xã hội và nhân dân ngày càng chăm lo hơn cho sự nghiệp phát triển giáo dục.

Kết quả đó có được cũng là do phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực sáng tạo vươn lên của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và đông đảo các thế hệ học sinh Đăk Nông; sự nỗ lực, sáng tạo của các trường học trong toàn tỉnh.

Việc tăng nhanh chóng quy mô trường lớp như vậy tạo ra thuận lợi và cả những khó khăn như thế nào với giáo dục Đắk Nông?

– Đạt được kết quả như vậy, bên cạnh những thuận lợi, cũng đồng thời phát sinh một số khó khăn cho giáo dục Đắc Nông.

Trước hết, về thuận lợi, việc tăng nhanh chóng mạng lưới trường lớp giúp ngành Giáo dục có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, giải quyết dứt điểm trình trạng học ba ca. 

Mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển đến tận thôn, buôn tạo điều kiện thuận lợi để huy động học sinh ra lớp, nhất là hoc sinh dân tộc; tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành phổ cập các cấp; xóa mù chữ cho người dân cũng như thuận lợi trong việc xây dựng xã hội hoc tập, tạo cơ hội học tập suốt đời.

Bên cạnh đó, việc này cũng nảy sinh các khó khăn về các nguồn lực; khó khăn về đất đai, địa hình phân tán, trường học phải chạy theo cụm dân cư; đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, thiếu kinh nghiệm, chưa được đào tạo đầy đủ; giáo viên cũng vậy.

Thêm nữa, do trường lớp ở tận thôn buôn, nên giáo viên không yên tâm công tác, thiếu chỗ ở giáo viên trầm trọng; thiếu giáo viên người dân tộc cho các lớp mầm non, tiểu học.

Trước những khó khăn đó, ngành GD&ĐT Đăk Nông xác định mục tiêu gì là quan trọng nhất cần đạt được trong năm học tới đây – năm học toàn ngành thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT?

– Để thực hiện thành công Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), ngành GD&ĐT tỉnh Đăk Nông đang tích cực tham mưu ban hành Chương trình hành động của Tỉnh ủy và Kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh.

Trước mắt, trong năm học tới đây, ngành GD&ĐT Đắc Nông sẽ tập trung mọi nguồn lực hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, nhất là giáo viên tiếng Anh

Xây dựng một số trường chất lượng cao; đổi mới công tác quản lý đáp ứng với sự thay đổi chung toàn Ngành; đổi mới công tác thi; quản lý điểm số; tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Tỉnh cũng sẽ phát triển các cơ sở giáo dục không chính quy, từng bước xây dựng xã hội học tập. Cụ thể, tiếp tục củng cố hệ thống thống các TTGDTX, thực hiện tốt hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, thanh niên.

Chỉ đạo hoàn thiện hệ thống trung tâm học tập cộng đồng, tổ chức các hoạt động đáp ứng nhu cầu và tạo cơ hội cho người dân được tham gia học tập.

Đẩy mạnh xoá mù chữ cho người lớn, tập trung ưu tiên các giải pháp xóa mù chữ cho thanh niên dân tộc thiểu số.

Đồng thời, khẩn trương xây dựng trường Cao đẳng cộng đồng, xây dựng đội ngũ giảng viên, chương trình bồi dưỡng giáo viên phục vụ đổi mới. 

Tiếp tục tham mưu phát triển hệ thống trường THCN, dạy nghề đáp ứng yêu cầu phân luồng học sinh sau THCS và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Tỉnh cũng sẽ mở thí điểm một số lớp dạy tiếng M’Nông cho học sinh dân tộc M’Nông tiểu học; thực hiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học đáp ứng yêu cầu đổi mới GD theo Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Nguồn: giaoducthoidai.vn